Hội nghị WEF Thiên Tân là sự kiện quan trọng hàng đầu,Đươngđầuvớicơngióngượckinhtếtoàncầzowin có quy mô lớn thứ hai của WEF sau hội nghị thường niên tại Davos (Thụy Sĩ). Hội nghị năm nay thu hút sự tham dự đông đảo của hơn 1.400 đại biểu là lãnh đạo cấp thủ tướng, bộ trưởng 21 quốc gia; lãnh đạo đến từ 850 tập đoàn, cơ quan, tổ chức toàn cầu. VN là một trong 5 nước được lựa chọn mời tham dự ở cấp Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh Thủ tướng Trung Quốc, New Zealand, Mông Cổ và Barbados.
Phiên thảo luận đầu tiên của WEF Thiên Tân dưới sự điều hành của Chủ tịch WEF Borge Brende có sự tham gia của 300 đại biểu là lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế và đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới.
Trong bài phát biểu với chủ đề "Đương đầu với các cơn gió ngược: Khởi động lại tăng trưởng trong bối cảnh mong manh", Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao WEF đã lựa chọn TP.Thiên Tân là địa điểm tổ chức hội nghị. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu, cũng như sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc trong điều kiện nhiều khó khăn.
Đặc biệt, Thủ tướng nêu rõ 6 "cơn gió ngược" đang cản trở sự tăng trưởng của kinh tế thế giới và VN như suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn; hậu quả của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế thế giới và các nước còn kéo dài; các cuộc xung đột, trong đó có cuộc xung đột ở Ukraine đe dọa an ninh lương thực, năng lượng toàn cầu…
Để đương đầu, người đứng đầu Chính phủ VN cũng đưa ra cách tiếp cận và nhiều định hướng quan trọng. Trong đó, cần tăng cường đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương; đặt người dân vừa là chủ thể, vừa là trung tâm, nguồn lực, động lực cho phát triển. Ngoài ra, cần tập trung phục hồi sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy thương mại, đầu tư, tạo ra dòng vốn, thị trường, sản phẩm. Các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính quốc tế, các nước lớn cần có chính sách khơi thông nguồn lực, kích hoạt các động lực tăng trưởng mới về chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, đa dạng hóa thị trường, chống chủ nghĩa bảo hộ, đặc biệt ưu tiên các nước nghèo, các nước đang phát triển.
Thủ tướng cũng đề xuất cần có giải pháp phù hợp thúc đẩy tổng cung và tổng cầu thông qua các chính sách tiền tệ, tài khóa, thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư, giảm giá năng lượng, lương thực. Đặc biệt, không chính trị hóa các quan hệ kinh tế, giảm thiểu các yếu tố cản trở sự phát triển của toàn cầu; sớm tìm giải pháp giải quyết các cuộc xung đột; tăng cường hợp tác công - tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chia sẻ những kinh nghiệm, bài học của VN trong quá trình chống dịch và phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. VN tiếp tục tập trung triển khai 3 đột phá chiến lược về hạ tầng - thể chế - nhân lực. Quan điểm xuyên suốt của VN là không hy sinh công bằng, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần. Thủ tướng cam kết VN sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp quốc tế, trong nước, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Đồng thời, ông cũng đề nghị các nước, các tổ chức quốc tế, trong đó có WEF và các thành viên của WEF tiếp tục hợp tác, hỗ trợ VN về công nghệ, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực và kinh nghiệm quản trị hiện đại, giúp VN tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như đã đề ra.
Đồng tình với các đề xuất của Thủ tướng, Chủ tịch WEF Borge Brende khẳng định cộng đồng quốc tế biết đến VN là một trong những quốc gia có tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực, đang phát triển hết sức năng động và hội tụ nhiều tiềm năng để đóng góp ngày càng tốt cho tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu.
Thúc đẩy hợp tác với New Zealand, Mông Cổ và Barbados
Trong khuôn khổ WEF Thiên Tân, sáng 27.6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp song phương với người đồng cấp New Zealand, Mông Cổ và Barbados. Với New Zealand, trao đổi thương mại song phương duy trì đà tăng trưởng nhanh, đạt gần 1,3 tỉ USD năm 2022 trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, thách thức. Dù vậy, dư địa để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại giữa VN - New Zealand còn lớn. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins đề nghị các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng hóa của nhau, trong đó có hàng nông sản và hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỉ USD trong năm 2024.
Sáng cùng ngày tại Thiên Tân, Thủ tướng cũng đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Mông Cổ Oyun-Erdene Luvsannamsrai. Sau gần 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống VN - Mông Cổ không ngừng củng cố và phát triển. Thủ tướng Luvsannamsrai đề nghị hai bên cần phát huy vai trò của Ủy ban Liên chính phủ Mông Cổ - VN và các cơ chế hợp tác giữa hai bên; nhấn mạnh Mông Cổ mong muốn mở rộng và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác với VN, nhất là trong các lĩnh vực giao thông vận tải, đường sắt, hàng không và giao lưu nhân dân, du lịch... Tại cuộc gặp với Thủ tướng Barbados Mia Mottley, hai Thủ tướng nhất trí cần thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, phát triển tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước.