Xổ Số Miền Nam Thứ Năm

Anh tài xế đi theo dạng công tác của nhà nư&# gu1vn

【gu1vn】Nhìn từ nước Pháp: Bao giờ giáo dục Việt Nam không còn chú trọng điểm số?

Anh tài xế đi theo dạng công tác của nhà nước nên được mang theo vợ con qua Pháp ở 3 năm. Anh bảo: "Trẻ con ở đây học sướng lắm em ạ. Con anh đi học sáng tới chiều về. Tối vợ chồng anh nhắc học bài mà tụi nó bảo cô giáo có giao bài tập về nhà đâu mà học". Câu nói của anh tự nhiên khiến tâm trí tôi nhớ tới hình ảnh các giờ tan tầm ở Việt Nam. 

Bao giờ giáo dục Việt Nam không còn chú trọng vào điểm số,ìntừnướcPhápBaogiờgiáodụcViệtNamkhôngcònchútrọngđiểmsố<strong>gu1vn</strong> giấy khen? - Ảnh 1.

Nhà văn Trần Trà My với các học sinh Pháp ở đường phố tại Paris

NVCC

Rất nhiều lần tôi chứng kiến cảnh những đứa trẻ sau giờ tan học, chúng thường ngồi sau xe của bố mẹ và ăn vội ăn vàng cái gì đó trước khi chạy vào các lớp học thêm. Một hình ảnh không hề xa lạ đến mức cả xã hội xem nó như một điều hiển nhiên trong guồng quay học vấn.

Nghe xong câu chuyện anh kể, tự nhiên tôi buột miệng hỏi: "Ít bữa về lại Việt Nam thì hai bé sao anh?". Anh trầm ngâm một lúc rồi mới có thể trả lời: "Thì hai vợ chồng giờ đang cố rèn cho hai đứa nhỏ. Để khi hết nhiệm kỳ công tác về lại Việt Nam hai đứa trẻ con sẽ 'hòa nhập' được với môi trường giáo dục nước nhà". Tôi nghĩ ở đó, những con số bảng điểm, những tấm giấy khen là niềm tự hào, hãnh diện của phụ huynh và nhà trường.

Một tuần ở Pháp, tôi có dịp đi chơi vài điểm và quan sát cuộc sống người dân. Thi thoảng gặp những tốp học sinh đi ngoài đường, tôi lầm tưởng là được nghỉ hè. Nhưng thật ra vào tháng 7 mới là kỳ nghỉ hè chính thức của học sinh ở Pháp. Khi tôi hỏi vài người bạn thì họ bảo tụi nhỏ được ra ngoài học và trải nghiệm, chứ không phải cứ ngồi một chỗ trong lớp học. Tôi hỏi thêm: "Ở đây trẻ con cuối năm có xếp thành tích và có giấy khen không?". Mọi người trả lời là có. Nhưng điều đó không quan trọng. Ngoài ra, chỉ học sinh các lớp 12 mới đi học thêm để ôn thi đại học, còn lại thì về nhà cũng chẳng cần phải học thêm gì.

Mấy tuần nay thấy truyền thông đưa tin cả phụ huynh lẫn học sinh phải xếp hàng cả đêm để nộp đơn cho con học lớp 10 một số trường ở Hà Nội. Tôi đọc xong mà lòng không biết diễn tả sao về những cảm xúc của mình.

Bao giờ giáo dục Việt Nam không còn chú trọng vào điểm số, giấy khen? - Ảnh 2.

Trung tâm Tiếng tơ đồng dạy các học sinh về âm nhạc cổ truyền Việt Nam

NVCC

Chỉ là những câu chuyện tình cờ dẫn chứng, cá nhân tôi không dám so sánh vì một bối cảnh xã hội khác, sẽ hình thành một môi trường sống khác và những quan niệm xã hội khác. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể học hỏi những mặt tích cực của đất nước khác để suy xét và áp dụng cho hệ thống giáo dục nước nhà, nhất là trong bối cảnh công dân toàn cầu hóa.

Câu chuyện đặt ra ở đây khi những đứa trẻ con sống ở nước ngoài về lại Việt Nam hay những đứa trẻ Việt Nam theo bố mẹ ra nước ngoài sinh sống - chúng sẽ hòa nhập ra sao với một môi trường giáo dục "khác lạ" như vậy? Trẻ sẽ nghĩ sao khi từ nhỏ đã chứng kiến hình ảnh cha mẹ ông bà phải xếp hàng, phải đi xin học... cho con em mình vào được trường chuyên lớp chọn, để cho bằng con nhà người ta, để cuối năm đi khoe thành tích học tập? Trong khi đó, bản thân con mình ngay cả việc nấu một bữa cơm đơn giản, hay đi ra chợ phân biệt rau gì với rau gì cũng không biết...

Giáo dục hiện đại đang hướng con người đến kỹ năng tự học, tự trải nghiệm và biết phản biện, biết ứng xử linh hoạt trong mọi tình huống hơn là những bảng điểm, những tờ giấy khen. Thậm chí sổ học bạ của những ngôi trường danh giá cũng được cất đi vào ngăn ký ức chứ không thể đem áp dụng vào cuộc sống.

Tôi vẫn tò mò muốn biết thêm những câu chuyện hội nhập giáo dục như vậy trên thực tế sẽ như thế nào?


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap