Trong một dịp được đến tỉnh Cao Bằng,ữsinhchitriệuđồngchođồántốtnghiệtỷ lệ cược tối nay Ngân đã bị thu hút bởi phong cảnh nhẹ nhàng, thơ mộng ở nơi đây. Vì thế, nữ sinh đã lấy những cảnh đẹp này làm nguồn cảm hứng cho bộ sưu tập thời trang trong đồ án tốt nghiệp.
Bộ sưu tập gồm 25 bản vẽ, trong đó Ngân đã chọn 4 bộ thể hiện rõ nhất những đặc điểm của phong cảnh thiên nhiên tại tỉnh Cao Bằng để lên mẫu thật. Đồ án tốt nghiệp này được làm trong khoảng 4 tháng. 2 tháng đầu, Ngân tập trung cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, khai thác đề tài từ nhiều góc độ, như: hình dáng, màu sắc… Sau đó là tìm kiếm, chọn lọc các phương pháp xử lý phù hợp cho đề tài rồi mới bắt đầu vẽ trang phục, làm mẫu thử. Cuối cùng đưa bảng phác thảo cho giảng viên hướng dẫn nhận xét, kiểm duyệt.
Đồ án tốt nghiệp gồm 4 bộ trang phục với tổng chi phí thực hiện lên đến 100 triệu đồng. Ngân cho biết gia đình luôn ủng hộ và hỗ trợ về mặt tài chính. Tuy nhiên, việc tốn một số tiền lớn nên nữ sinh có phần áp lực và quyết tâm hơn để hoàn thành xuất sắc trang phục.
“Chi phí thực hiện được chia ra cho rất nhiều công đoạn, từ mua nguyên phụ liệu như: vải, hạt cườm, chỉ thêu… cho đến thực hiện mẫu thử, in ấn và hiện thực hóa tác phẩm. Ngoài ra, mình còn phải chi cho việc chụp lookbook (bộ ảnh thời trang), phụ kiện… Phần tốn kinh phí và thời gian nhiều nhất là xử lý chất liệu như thêu, đính kết, trần bông vì phải chỉnh sửa, thay đổi liên tục để có được phương án tốt nhất”.
Để mô tả được trọn vẹn phong cảnh thiên nhiên tại tỉnh Cao Bằng trên trang phục, Ngân đã sử dụng nhiều kỹ thuật xử lý bề mặt khác nhau. Nữ sinh sử dụng chất liệu tơ organza, lưới, lụa, cùng với kỹ thuật in ấn, dập ly và xếp uốn lượn thủ công để miêu tả sự mềm mại, nhẹ nhàng của dòng sông Quây Sơn. Với những thửa ruộng mùa lúa chín ở thung lũng Phong Nậm, Ngân đã sử dụng kỹ thuật thêu trần bông để thể hiện sự gồ ghề của bậc thang và đính cườm tạo độ lấp lánh.
“Thác Bản Giốc mang một vẻ đẹp trù phú, cao trào vì thế mình đã sử dụng các chất liệu vải có phần dày dặn hơn. Điều này giúp mô tả chân thực được sự cứng cáp của núi đá ở thác Bản Giốc trên trang phục. Ngoài ra, mình còn sử dụng chỉ có độ bóng cùng với kỹ thuật thêu tua rua, đính pha lê chuyển màu để miêu tả sự óng ánh của từng đợt thác chảy, vừa dữ dội nhưng cũng có độ mềm mại, dịu dàng”, Thanh Ngân chia sẻ
Trong quá trình thực hiện 4 bộ trang phục, Ngân cho biết gặp khó khăn nhất trong việc tìm kiếm những phương pháp xử lý bề mặt vải sao cho phù hợp nhất với tinh thần của đồ án. Nữ sinh đã thử nghiệm nhiều lần bằng mô hình trước khi thực hiện mẫu thật. Nhờ kỹ lưỡng trong từng bước nên dù có khó khăn và mất nhiều thời gian thì Ngân vẫn hoàn thành đúng tiến độ.
Thạc sĩ Lương Thị Minh Hoa, giảng viên thỉnh giảng Khoa Mỹ thuật và Thiết kế Trường ĐH Văn Lang, hướng dẫn đồ án tốt nghiệp cho Thanh Ngân chia sẻ: "Ngân rất chịu khó tìm tòi các giải pháp xử lý chất liệu. Đặc biệt nữ sinh này rất đam mê trong nghiên cứu nghề thủ công truyền thống để áp dụng vào các đề tài. Ngân có tiềm năng nghiên cứu sâu mảng màu thiên nhiên, các sắc xanh của núi rừng, cây cỏ".
Thạc sĩ Minh Hoa nói thêm: "Với đồ án tốt nghiệp, Ngân đã có góc nhìn riêng, bao quát tổng thể thiên nhiên tỉnh Cao Bằng. Điểm sáng trong đồ án này là giải pháp xử lý chất liệu mô tả thác Bản Giốc, núi non, ruộng bậc thang trên trang phục. Sắc xanh xuyên suốt các bộ trang phục hướng con người trở về với thiên nhiên. Ngân sử dụng ngôn ngữ thời trang truyền cảm hứng đến bạn bè thế giới về vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh Việt Nam".