Sáng 21.11,ụVạnThịnhPhátCóthểchỉlàbềnổicủatảngbăngbịvỡlich cup c2 Quốc hội thảo luận tại hội trường về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023. Cho ý kiến thảo luận, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề cập tới hàng loạt vụ án được dư luận quan tâm thời gian qua, trong đó có vụ án Vạn Thịnh Phát.
Nhắc đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), ông Hòa bày tỏ sự lo ngại khi các bị can đã thực hiện hành vi làm khống cả ngàn hồ sơ để vay hơn 1 triệu tỉ đồng của SCB, trong đó có đến khoảng 500.000 tỉ đồng là tiền gửi của người dân.
Đặc biệt, ông Hòa nhắc tới trường hợp bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Ngân hàng Nhà nước), khi có hành vi nhận hối lộ lên tới 5,2 triệu USD, tương đương 118 tỉ đồng, từ phía Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan.
"Có thể nói, đây là vụ nhận hối lộ bằng tiền mặt nhiều nhất từ trước đến nay và cũng là vụ án có số lượng tiền bị chiếm dụng, khả năng thất thoát nhiều nhất", ông Hòa nói và đặt vấn đề rằng đây có thể "chỉ là bề nổi của tảng băng bị vỡ, vẫn còn những tảng băng khác chưa bị vỡ".
Từ những phân tích đã nêu, vị đại biểu tỉnh Đồng Tháp cho biết người dân đang rất trông chờ vào việc thu hồi tài sản là tiền của các bị can trong vụ án này.
Trước đó, theo kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, vụ án Vạn Thịnh Phát có 86 bị can bị đề nghị truy tố. Trong số này, bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc cùng lúc 3 tội danh gồm đưa hối lộ, vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tham ô tài sản.
Cơ quan điều tra cho hay, thông qua việc gom mua và nhờ người đứng tên, bà Lan sở hữu, chi phối tới hơn 91,5% cổ phần tại SCB, qua đó nắm giữ quyền lực tuyệt đối tại ngân hàng này.
Đại biểu Phạm Văn Hòa: 'Vụ Vạn Thịnh Phát có thể chỉ là bề nổi của một tảng băng bị vỡ'
Bà Lan chỉ đạo cấp dưới nhờ hoặc thuê người đứng tên để thành lập các công ty "ma", lập khống hồ sơ vay vốn từ SCB. Hậu quả, SCB đã cho các công ty liên quan đến bà Lan vay hơn 1 triệu tỉ đồng, trong đó tổng dư nợ không có khả năng thu hồi lên tới hơn 677.000 tỉ đồng. Chỉ tính riêng hành vi tham ô, bà Lan đã chiếm đoạt của SCB hơn 304.000 tỉ đồng.
Đáng chú ý, để bưng bít sai phạm, bà Lan chỉ đạo mang tiền đi hối lộ cho thành viên đoàn thanh tra, trong đó chi 5,2 triệu USD cho bà Đỗ Thị Nhàn, trưởng đoàn.
Còn lọt lưới những "con cá to"
Tại phiên thảo luận, đại biểu Phạm Văn Hòa còn đề cập tới vụ án khủng bố xảy ra tại Đắk Lắk, khiến 9 người tử vong gồm Bí thư Đảng ủy xã Ea Ktur, Chủ tịch UBND xã Ea Tiêu, 4 cán bộ công an và 3 người dân.
Ông Hòa cho rằng, vụ án này cho thấy một phần hạn chế xuất phát từ sự lơ là, mất cảnh giác của cán bộ ở cơ sở, gây dư luận xã hội không tốt.
Do đó, ông đề nghị các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự ở những địa bàn phức tạp, rút kinh nghiệm từ sự việc xảy ra. Cùng với đó là phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc có chất lượng, nắm chắc tình hình, không để xảy ra vụ việc tương tự.
Vẫn theo đại biểu Phạm Văn Hòa, báo cáo của Chính phủ cho thấy tội phạm tham nhũng, chức vụ bị xử lý tăng, riêng tội nhận hối lộ tăng hơn 300%. Điều này cho thấy công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện rất quyết liệt, phát hiện đến đâu xử lý đến đó, không vùng cấm, không có ngoại lệ.
Tuy nhiên, vấn đề cũng rất đáng quan tâm là các vụ án tham nhũng đều có liên quan đến người đứng đầu, lợi dụng pháp luật chưa chặt chẽ để câu kết với nhau, thực hiện hành vi tham nhũng, trục lợi.
Cạnh đó, nhiều đối tượng cầm đầu mặc dù bị ngăn chặn kịp thời nhưng vẫn còn "lọt lưới" những "con cá to" trốn khỏi đất nước, chưa bắt giữ được, gây khó khăn cho quá trình tiến hành tố tụng.
Vị đại biểu mong muốn thời gian tới Chính phủ, các bộ, ngành sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp phòng, chống tham nhũng để công tác này đạt hiệu quả ngày càng toàn diện.
Xem nhanh 20h: Hệ sinh thái gia đình của bà Trương Mỹ Lan; Lật tẩy cách chọn người rút ruột SCB