Xổ Số Miền Nam Thứ Năm

DDCI góp phần quyết liệt hơn trong cải cách thủ tục hành chínhÔng Trương Văn Liếp, quyền Giám đốc Sở ăn

【ăn】Long An khảo sát, đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về hành chính công

DDCI góp phần quyết liệt hơn trong cải cách thủ tục hành chính

Ông Trương Văn Liếp,ảosátđomứcđộhàilòngcủadoanhnghiệpvềhànhchínhcôăn quyền Giám đốc Sở KH-ĐT Long An, cho biết 2023 là năm đầu tiên tỉnh Long An triển khai "Đề án triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương" (DDCI).

Long An khảo sát, đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về hành chính công - Ảnh 1.

Năm 2022, tỉnh Long An đã triển khai nền tảng xã hội số và Trung tâm điều hành thông minh (EOC), kho dữ liệu dùng chung của tỉnh

Ảnh: Hiển Hạo

DDCI được UBND tỉnh Long An ban hành tháng 9.2023, nhằm đánh giá một cách có hệ thống về tính sáng tạo, chất lượng quản lý, điều hành kinh tế của các sở, ban, ngành và chính quyền cấp huyện có tiếp xúc trực tiếp với nhà đầu tư, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Cuộc khảo sát được diễn ra vào tháng 8 đến hết tháng 10.2023 với 1.600 mẫu khảo sát. Kết quả đánh giá sẽ được Sở KH-ĐT Long An công bố vào tháng 11.2023 (trước thời điểm VCCI công bố về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). DDCI Long An sẽ được thực hiện hằng năm.

Nội dung khảo sát, lấy ý kiến góp ý của DDCI bao gồm: gia nhập thị trường (hoạt động cấp phép và thực hiện thủ tục hành chính công); tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin, chi phí thời gian thực hiện thủ tục hành chính và tuân thủ quy định pháp luật; chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động và tiên phong, hoạt động hỗ trợ sản xuất kinh doanh, hiệu lực thiết chế và tiếp cận đất đai.

Kết quả đánh giá DDCI Long An là tấm gương phản chiếu trung thực nhất để các cơ quan công quyền được khảo sát sẽ thấy được các vấn đề và có những điều chỉnh thích hợp nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại Long An. DDCI Long An được coi như một bước đi mạnh mẽ trong cải cách, không chỉ tại môi trường kinh doanh, đầu tư mà còn hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh một cách toàn diện cho tỉnh.

Năm 2022 là năm thứ 18 liên tục tỉnh Long An được khảo sát, đánh giá về chỉ số PCI. Chỉ số PCI năm 2022 của tỉnh được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ hơn 11.800 doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Long An khảo sát, đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về hành chính công - Ảnh 2.

Trong các hoạt động công vụ ở tỉnh Long An luôn có sự chú trọng truyền thông, báo chí đa phương tiện để phổ biến rộng rãi đến người dân

Ảnh: Hiển Hạo

DDCI Long An sẽ là công cụ hữu hiệu, có thể phối hợp, bổ sung về phương pháp luận với bộ chỉ số PCI nhằm tạo sự nhất quán trên cơ sở đảm bảo tính tuân thủ sự khách quan, gắn kết trách nhiệm, khả thi, chính xác, có ý nghĩa, bảo mật, khoa học và minh bạch.

"Long An số" có 102.400 lượt tải về và truy cập trên điện thoại

Ông Trần Hải Tuấn, Phó giám đốc Sở Nội vụ Long An, cho biết tỉnh Long An luôn nhất quán công tác cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là khâu đột phá góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Long An khảo sát, đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về hành chính công - Ảnh 3.

Hiệu quả từ CCHC hiệu quả của tỉnh Long An đóng vai trò quan trọng đóng góp vào sự phục hồi mạnh mẽ về kinh tế và thu hút đầu tư sau đại dịch Covid-19

Ảnh: Hiển Hạo

Về cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tỉnh tập trung triển khai các kế hoạch rà soát TTHC để kịp thời phát hiện các quy định về TTHC rườm rà, phức tạp, mâu thuẫn, chồng chéo không thật sự cần thiết, không phù hợp gây khó khăn, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân; Rà soát, cắt giảm đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.

Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính, tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả các văn bản của T.Ư và của tỉnh về công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong ý chí và hành động của các cấp, các ngành, lãnh đạo và cán bộ, công - viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Long An khảo sát, đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về hành chính công - Ảnh 4.

Long An với nhiều cách làm sáng tạo đã đạt nhiều thành tích tốt trong công cuộc cải cách hành chính

Ảnh: Hiển Hạo

Tỉnh Long An đã ban hành nhiều văn bản để tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ về Dữ liệu dân cư và định danh cá nhân. Phê duyệt lại cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với Trung tâm dữ liệu tỉnh phù hợp với tình hình thực tế; Triển khai cài đặt, sử dụng nền tảng công dân số "Long An Số" trên các kho ứng dụng phổ biến, đồng thời xây dựng Mini App "Long An Số" trên nền tảng Zalo (với trên 102.400 lượt người dùng truy cập, tải về sử dụng); Duy trì khai thác dữ liệu đã được đưa vào kho cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh (với khoảng 226 bộ dữ liệu gồm 102 bộ dữ liệu thuộc tính, 124 bộ dữ liệu chứa thông tin địa lý) thông qua Trung tâm điều hành thông minh (IOC) của tỉnh, ứng dụng "Long An IOC" phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh;

Long An cũng đã triển khai kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết TTHC; Sử dụng căn cước công dân gắn chíp để khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (186/186 cơ sở y tế); Làm sạch dữ liệu dân cư và chuẩn hóa, làm sạch các dữ liệu chuyên ngành (dữ liệu trẻ em, dữ liệu tiêm chủng Covid-19); Kết nối, chia sẻ, làm giàu dữ liệu dân cư (cập nhật dữ liệu Hội viên Hội nông dân, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, dữ liệu người lao động...); Triển khai hệ thống thiết bị camera giám sát an ninh trật tự và giao thông với 174 bộ camera lắp tại các cửa ngõ, các tuyến đường trọng yếu của tỉnh…


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap