Tối 20.10,ờthứtunghứngcùngsắcmàucủacáchọasĩtrẻgenshin Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã khai mạc triển lãmGiờ thứ 9(hay được gọi G9) của ba họa sĩ trẻ đều tốt nghiệp Trường đại học Mỹ thuật TP.HCM, và có sự ảnh hưởng bởi phong cách lập thể trong tác phẩm, đó là Nguyễn Thành Nhân, Nguyễn Duy Nhựt và Nguyễn Đức, thu hút đông người xem.
Sau sự trở lại của nhiều tên tuổi lớn trong giới mỹ thuật bằng các "cuộc chơi" đình đám thì triển lãm Giờ thứ 9 cũng là một sự kiện nghệ thuật đặc biệt, tổ chức bởi nhóm họa sĩ trẻ tại không gian Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Giờ thứ 9không chỉ là một triển lãm, mà còn là một thông điệp tích cực mà nhóm họa sĩ muốn chia sẻ với những người yêu nghệ thuật.
Đối với họa sĩ Nguyễn Duy Nhựt, tác phẩm của anh được tạo thành bằng cách sắp xếp các yếu tố cấu thành, bao gồm cả phân tử tư duy và cảm xúc. Anh khá tài hoa trong việc tạo ra một dòng chảy mượt mà và đa dạng từ không gian lập thể, đến biểu hiện cụ thể rồi trừu tượng và siêu thực. Họa sĩ biết khéo léo sử dụng ngôn ngữ đa dạng, có phần đặc trưng trong tính cách "lập thể" nên chính sự khéo léo trong việc bố trí các khối hình và sử dụng màu sắc tương phản là những đặc điểm quan trọng trong bộ sưu tập của Nguyễn Duy Nhựt.
Họa sĩ Nguyễn Duy Nhựt cũng thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ trong sáng tác. Các tác phẩm của anh chủ yếu khai thác phần bên trong con người, tìm được sự cân bằng trong nội tâm chính mình. Màu sắc không chỉ tạo ra những dấu hiệu trực quan sống động mà còn truyền đạt năng lượng từ các khối hình, tạo ra sự tương tác mạnh mẽ với mắt của người xem. Người ta dường như có thể phân biệt và đoán được trọng lượng của các đối tượng mà anh thể hiện với lối kiến trúc của riêng cá nhân anh xây dựng nên.
Xem tranh của Nguyễn Đức (tên thật Nguyễn Hồng Đức), khán giả nhận ra vẻ đẹp tự nhiên, nhẹ nhàng và dễ cảm nhận. Từng tác phẩm của anh có tầm nhìn bao quát rộng, về những gì chúng ta thấy trong nguyên bản, có thể là con người, phong cảnh, sự kiện, xã hội…
Các lớp màu trong tác phẩm của anh đều dung dị, nhẹ nhàng, tạo thành từng mảnh ghép chồng lên nhau như những mặt pha lê. Đề tài chủ yếu của các tác phẩm xoay quanh gia đình và tình yêu, gắn kết giữa quá khứ với hiện tại.
Những suy nghĩ của họa sĩ Nguyễn Đức được biểu hiện cụ thể trong từng mảnh ghép trên tranh. Những lớp màu sắc mỏng manh để thấp thoáng màu trắng tinh khiết của canvas khiến người xem suy ngẫm về không gian với những mức độ chi tiết khác nhau. Những nhân vật, sự kiện được "mặc cả" để xuất hiện trên không gian tranh một cách đầy tinh tế.
Còn Nguyễn Thành Nhân lại có lối đi riêng, anh nhẹ nhàng bộc bạch "sự thật" trong tâm thế vô tư thông qua trừu tượng, như sự phản ứng của anh đối với những góc nhìn trần trụi từ cuộc sống. Hình ảnh trong tranh Nguyễn Thành Nhân không phải tất cả bị trừu tượng hóa mạnh mẽ đến mức khó có thể tham chiếu với thế giới hiện tại mà trên nền tranh ấy, chúng ta dễ thấy một cách cụ thể những sợi tơ tiếp nối nhau, giao kết họa sĩ với cảnh tượng trước mắt. Nhờ vậy mà sự thật trong tranh anh có phần lãng mạn và vô ưu, anh nhìn mọi việc trong tâm thế của sự hạnh phúc và đong đầy xúc cảm, mà cảm xúc chính là một phương tiện giao tế mạnh mẽ để có thể dung dưỡng tâm hồn đầy sáng tạo.
Các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thành Nhân cũng thu hút người xem ở sắc thái nội dung và thông điệp. Chuỗi tác phẩm Đường tơlấy cảm hứng từ những sợi dây điện đan xen, tạo ra nét đẹp mong manh, trừu tượng.
Triển lãm Giờ thứ 9 diễn ra đến ngày 29.10.