Dữ liệu thu thập từ một số phòng khám ở Mỹ cho thấy,ăngcơhộithụthaiIVFnhờxétnghiệmmớlucky wheel xét nghiệm nhằm kiểm tra số lượng bất thường trong ADN của phôi thụ tinh qua ống nghiệm (IVF) được chứng minh có thể cải thiện xác suất thụ thai thành công.
Ảnh: Shutterstock |
Các nhà khoa học ở Oxford, nhóm hỗ trợ phát minh quy trình xét nghiệm mới, cam đoan phương pháp này có thể gia tăng tỷ lệ thành công khi thụ tinh qua ống nghiệm đến 10 điểm phần trăm, có nghĩa là xác suất thụ thai có thể lên đến khoảng 75% ở phụ nữ 35 tuổi.Cuộc xét nghiệm không cải thiện chất lượng của các phôi trong quá trình IVF, nhưng cung cấp cho giới bác sĩ phương pháp mới nhằm xác định phôi nào khỏe mạnh nhất và nhiều khả năng nhất để thụ tinh thành công. Trước đây, nhiều phòng khám IVF trên thế giới đã cung cấp một quy trình gọi là sàng lọc phôi tiền làm tổ (PGS), được sử dụng để phát hiện những phôi có số nhiễm sắc thể sai lệch. Sự bất thường trong cấu trúc mang theo vật liệu di truyền của người là nguyên nhân đơn lẻ lớn nhất dẫn đến nguy cơ phôi không bám được vào thành tử cung hoặc gây sẩy thai. Tuy nhiên, thậm chí với PGS, với chi phí cao ngất ngưởng, có khoảng 1/3 số phôi vẫn không đủ sức tạo ra bào thai.Các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu y sinh NIHR Oxford và Phòng Thí nghiệm gien di truyền Reprogenetics ở Mỹ lưu ý rằng nhiều phôi không thể bám tử cung sau khi PGS có hàm lượng cao các ADN bất thường trong các cấu trúc gọi là ti thể. Những tế bào khỏe mạnh có thể mang hàng trăm ti thể để cung cấp năng lượng cho chúng. “Dựa trên khám phá của chúng tôi, đã dẫn đến một cuộc xét nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của ti thể ADN bên trong một số lượng nhỏ tế bào”, theo trưởng nhóm Elpida Fragouli của Reprogenetics. Điều này sẽ giúp các bác sĩ tìm đúng những phôi với cơ hội thụ thai lớn nhất.Hiện có vài phòng khám ở Mỹ, bao gồm Trung tâm hiếm muộn thuộc Đại học New York, đã bắt đầu cung cấp cuộc xét nghiệm này, có tên chính thức là MitoGrade. Dữ liệu thu được từ 100 cặp đôi đầu tiên cho thấy xét nghiệm có thể nâng xác suất thụ thai lên từ khoảng 65 - 75%, theo thông tin được cung cấp trong hội nghị thường niên về Sức khỏe sinh sản của Mỹ tại Baltimore vừa diễn ra. Các nhà khoa học vẫn chưa rõ lý do tại sao một số phôi lại trải qua tình trạng tăng đột biến các ti thể ADN, hoặc điều này đã ảnh hưởng như thế nào đến năng lực làm tổ của chúng. Một khả năng có thể là các phôi hỏng đã tạo ra nhiều ti thể nhằm cung cấp đủ năng lượng để có thể sống sót, nhưng cuối cùng là thất bại và ngừng tăng trưởng.Ngoài Mỹ, hiện Anh là nước kế tiếp trong quá trình đăng ký. Một khi được thông qua, cuộc xét nghiệm này sẽ được triển khai với phí 200 bảng Anh, bên cạnh quy trình PGS giá từ 2.000 đến 3.000 bảng Anh, theo tờ Guardian.